Dành cho người học báo


Nghề làm báo có quy luật đào thải khắc nghiệt: Bạn chỉ có thể chứng minh bản thân bằng tác phẩm và tác phẩm báo chí chỉ có được khi tự thân lao động nghiêm túc, miệt mài. Nghề làm báo là vậy, rất cụ thể và nghiệt ngã…

Nếu chỉ học chỉ để có tấm bằng báo chí chưa chắc bạn đã làm được nghề. Khi đang  học, bạn đã viết được bao nhiêu bài báo rồi? Đây là câu hỏi mà bất cứ ai đi xin việc cũng phải trả lời. Một bài báo hay vài bức ảnh được đăng với sinh viên là đáng quý, nhưng phải luôn có ý thức cầu thị học, dám dấn thân qua thử thách mới là thực sự theo được nghề báo.

Khoa Báo chí Truyền thông Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên là một cơ sở đào tạo nghiên cứu uy tín, gắn với nơi khai sinh ra nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Hiện Khoa đang đào tạo Cử nhân báo chí với các chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện và Quản trị truyền thông. Với triết lý “Bản lĩnh-Nhân văn – Sáng tạo”, Khoa Báo chí – Truyền thông Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên luôn không ngừng tìm kiếm các phương thức mới gắn lý luận vói thực tiễn đưa vào quá trình giảng dạy báo.

Từ những năm đầu tiên, sinh viên báo chí các lớp tại Trường Đại học Khoa học đã được đến tham quan các cơ quan báo chí lớn như Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Sinh viên đã được tìm hiểu trực tiếp các vấn đề xoay quanh quy trình sản xuất chương trình như việc ghi âm, ghi hình, tác nghiệp.. Những hoạt động này đã giúp sinh viên mở mang hiểu biết, là nguồn cảm hứng thiết thực để mỗi người có động lực học tập tốt hơn để sau này có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Hiện nay, xã hội ngày càng một phát triển, các phương pháp học tập cũng có những thay đổi theo, đối với lĩnh vực báo chí việc gắn lý thuyết với thực hành  là vô cùng cần thiết. Tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã và đang liên tục trang bị cho sinh viên kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực tập, thực tế, những kiến thức cơ bản của đạo đức nghề nghiệp, pháp luật, đạo đức đối với ngành báo.

Thực tế cho thấy những sinh viên chịu khó tập viết báo ngay từ khi còn ngồi ghế giảng đường thì đều có thể đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn của hơn hẳn những SV thiếu năng động. Việc học tập từ những tác phẩm báo chí cụ thể của sinh viên được các cơ quan báo chí đăng tải trong quá trình thực tập làm điều kiện tốt nghiệp là để buộc sinh viên phải lao động báo chí một cách thực thụ và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc này tạo ra sức ép để trưởng thành hơn.

Các phòng thực hành dành cho giảng dạy được đầu tư trang trang, thiết bị hiện đại: trường quay ảo, máy quay chuyên dụng, bàn dựng phi tuyến...nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc thực hành các kỹ năng nghề nghiệp, các cũng luôn viên được khuyến khích mang theo thiết bị công nghệ  cá nhân nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học.

Đến Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, người học sẽ được trải nghiệm môi trường giáo dục chuyên nghiệp và thân thiện, được học tập trong môi trường năng động và đầy sáng tạo. Các hoạt động ngoại khóa, thực hành trong khuôn khổ các môn học chuyên ngành cũng giúp cho sinh viên trải nghiệm thực tiễn, khám phá năng lực bản thân. Cách giảng dạy của thầy cô thu hút, giúp sinh viên phát triển khả năng thuyết trình, phản biện, phân tích và thảo luận.

Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động báo chí truyền thông, tâm huyết, sáng tạo, các bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng nghề gắn liền với thực tiễn và cập nhật xu hướng hội nhập quốc tế.

Tại Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, với sự quan tâm từ các thầy cô Khoa Báo chí – Truyền thông và các lãnh đạo nhà trường, sẽ trang bị những kiến thức vừa đủ rộng, vừa chuyên sâu, dễ thích ứng với môi trường thực tiễn vừa năng động, vừa thay đổi liên tục của mĩnh vực báo chí truyền thông trong cả nước và thế giới.

Hoàng Long (Báo chí K17)

 


Bài viết khác