Sinh viên Khoa Báo với hoạt động nghiên cứu khoa học


 

 

 

 

Nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên là hoạt động được Trường Đại học Khoa học tổ chức hàng năm, dành cho những sinh viên có năng lực, có đam mê nghiên cứu khoa học.

Ngành báo chí là một ngành học thực tiễn. Tuy nhiên ngày nay vẫn rất cần nghiên cứu khoa học bởi lẽ nâng cao chất lượng hoạt động báo chí – Truyền thông. Cập nhật các xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ thiết bị công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số và vận dụng linh hoạt phù hợp với các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập và thực tập nghề nghiệp, khả năng làm chủ kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật của nghề báo.

Khi tham gia nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học, sinh viên Báo chí sẽ làm quen với một đề tài nghiên cứu chuyên ngành từ thực tế, tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy khoa học để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Tham gia nghiên cứu khoa học cũng giúp sinh viên phát triển những kỹ năng mềm như làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.

TS.Phạm Chiến Thắng, Phó Trưởng Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học cho biết: “Thông qua việc khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các bạn phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, ứng dụng các kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khoa luôn ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ tốt nhất để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học”

Với báo chí – Truyền thông thì thường nghiên cứu các vấn đề như: Bước đầu tìm hiểu về tin giả ( Fake news), Tìm hiểu nội dung, báo chí cấp phát cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, Tính tương tác trong chương trình Xone FM,..

Sinh viên Vũ Trung Tính (Bên trái)

Vũ Trung Tính - sinh viên báo chí K15 hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu tìm hiểu về tin giả” với kết quả Giỏi chia sẻ: “Với tình yêu và đam mê mãnh liệt với khoa học nên tôi quyết định làm nghiên cứu, nhờ có nghiên cứu khoa học tôi học hỏi và biết thêm nhiều điều hơn, tăng khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo. Nếu có tình yêu và đam mê với nghiên cứu một vấn đề, hãy thực hiện nó vì thực sự nó rất có ích cho việc ra trường sau này. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình”

Khi tham gia nghiên cứu khoa học chuyên ngành Báo chí – Truyền thông, bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được, sinh viên còn có cơ hội xin học bổng du học, được tham gia các hội nghị chuyên ngành, hội thảo khoa học lớn, góp phần tạo những điểm nhấn trong CV của sinh viên khi ra trường sau này.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khoa học mang lại cho sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội, trong quá trình tiếp cận với các thầy cô hướng dẫn sẽ thúc đẩy sự gắn bó hơn trong quan hệ giữa sinh viên và tòa soạn báo. Từ kinh nghiệm, sự thành công của thầy cô đã tạo ra một động lực vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy các bạn sinh viên cố gắng, nỗ lực nhiều hơn.

Nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Báo chí K15 cùng thầy cô giáo BC TT & VH 

Do vậy, muốn thực hiện sinh viên báo chí cần phải nhận thức được vai trò thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó, có ý thức tự giác, nghiêm túc và kiên trì theo đuổi thực hiện thành công những đề tài nghiên cứu mà mình đã lựa chọn dưới sự tư vấn của giảng viên hướng dẫn.

Báo chí là một trong những ngành có tỷ lệ sinh viên có việc làm cao sau khi tốt nghiệp. Và một số vị trí công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành cử nhân báo chí có thể đảm nhiệm: Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí với một số công việc như:  truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ, quan hệ truyền thông đại chúng, quan hệ khách hàng, thiết kế báo chí truyền thông, nhiếp ảnh, quay phim. Tham gia sôi nổi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Báo chí nói riêng, sinh viên trường Đại học Khoa học nói chung sẽ góp phần nâng cao hoạt động khoa học của Nhà trường./.

Ngọc Diệp – Báo chí K15

 

Nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên là hoạt động được Trường Đại học Khoa học tổ chức hàng năm, dành cho những sinh viên có năng lực, có đam mê nghiên cứu khoa học.






Bài viết khác