Chuyện về người Thầy truyền cảm hứng cho sinh viên báo chí


Đến khoa Báo chí –Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, từ giảng viên đến sinh viên ai cũng biết thầy Phạm Anh Nguyên - một thầy giáo yêu nghề đem lòng nhiệt huyết của mình truyền cảm hứng tới sinh viên.

Chân dung Thầy Phạm Anh Nguyên – người thầy truyền cảm hứng tới sinh viên

Bước ngoặt trở thành nhà giáo

Từ những kinh nghiệm có được khi làm việc ở nhiều vị trí, nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực báo chí. Khi trở thành giảng viên Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, thầy mang tất cả những nhiệt huyết, kinh nghiệm đã tích lũy được truyền lại cho học trò của mình. Trong mỗi giờ học, thầy luôn tìm những phương pháp giảng dạy mới giúp sinh viên dễ ứng dụng lí thuyết vào thực hành.

Trong cuộc sống, sự nghiệp của mỗi người chắc hẳn ai có những bước ngoặt, bước ngoặt của thầy Phạm Nguyên đó chính là trở thành nhà giáo. Trước khi trở thành nhà giáo, thầy làm việc trong lĩnh vực báo chí. Sau những năm tháng miệt mài, máu lửa với nghề báo, trải nghiệm đủ về vị trí, kinh nghiệm chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì thầy đã dừng chân tại Trường Đại học Khoa học làm giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông. Đây một phần là chữ duyên và một phần cũng chính là ước nguyện của một người cha thân thương của mình.

Ths. Phạm Anh Nguyên chia sẻ “Trước đây tôi chưa từng nghĩ đến mình sẽ trở thành một nhà giáo và có thể trên bục giảng bởi vì nghề giáo đòi hỏi tính tự trọng rất cao tức là phải có kiến thức”. Sau khi học xong đại học thầy chủ yếu đi làm nghề báo và cảm thấy không tự tin với nghề này. Sau khi được gia đình động viên và theo ước nguyện của người cha thân thương, đấu tranh với chính mình và cuối cùng thầy đã lựa chọn con đường này. Thân sinh của thầy giáo Phạm Anh Nguyên cũng là thầy giáo của bao thế hệ sinh viên Đại học Sư phạm Việt Bắc – một nhà giáo, nhà Kiều học nổi tiếng hiền hậu, tài hoa. Đến 2009, thầy bắt đầu một công việc mới tại trường Đại học Khoa học, bắt đầu giảng dạy năm 2010. Từ đó đến nay cũng chính là quãng thời gian Thầy cũng hết mình với công việc mới, đồng nghiệp mới và những cô cậu học trò.

Thày Phạm Anh Nguyên vốn là một người điềm đạm, thẳng thắn. Giảng dạy Báo chí tại trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Thầy vẫn giữ phong cách sôi nổi của một phóng viên như muốn truyền ngọn lửa yêu nghề tới sinh viên, thầy tìm mọi cách giúp sinh viên được tiếp xúc với nghề. Thầy là người đi đầu trong việc định hướng nghề nghiệp, giúp sinh viên báo chí được cọ xát thực tế, rèn luyện các kĩ năng làm làm báo. Đặc biệt, qua những câu chuyện mà thầy chia sẻ, thực sự đã khích lệ sinh viên tiếp cận với nghề sớm hơn ngay từ năm thứ nhất, giúp sinh viên thêm trân trọng con đường mình đang theo đuổi.

Người thầy truyền cảm hứng

Những khoảnh khắc đẹp được ghi lại bằng những tấm ảnh

Trải qua nhiều năm tâm huyết với nghề giáo. Trước tiên muốn trở thành một nhà giáo giỏi cần phải đáp ứng hai yếu tố, thứ nhất là vốn văn hóa và kiến thức phải đọc nhiều; thứ hai là sau khi đọc nhiều cần phải làm” – Thầy Phạm Anh Nguyên cho biết thêm.

Trò chuyện với Thầy, chúng tôi hiểu thêm về cuộc đời Thầy. Từ nhỏ Thầy đã có thói quen đọc sách, khi học đại học thầy đề ra mục tiêu một tháng phải đọc hết một vali sách. Đó chính là vốn kiến thức căn bản để có thể đứng trên bục giảng, truyền đạt được những kiến thức từ lý thuyết cho đến thực tế. Với Thầy thì ngược lại, trước khi làm giáo viên thầy đã trải nghiệm, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như: phóng viên, biên tập viên,... từ đó đã mang lại hiểu biết nhiều về các góc cạnh của nghề báo. Thầy luôn tận tâm, tận tình với những công việc của mình, một người với ngữ nghĩa cao đẹp, với tính cách con n.gười thẳng thắn, giám nghĩ dám làm, luôn tận tụy trong công việc của mình.

Khi người thầy có tâm huyết, có trách nhiệm, có tình cảm sâu sắc, cùng với những tài năng khác, có thể biến những buổi lên lớp thành những buổi học lớn, vượt ra ngoài chuyên đề, bài giảng cụ thể, biến những buổi trao đổi ngoài giờ thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa đầy bổ ích,biến bản thân thành một tấm gương sáng để người học tự noi theo. Trong ấn tượng của nhiều sinh viên, học viên, đồng nghiệp và đối tác, thầy Phạm Anh Nguyên là một người thầy mẫu mực, nghiêm chỉnh được mọi người yêu quý và kính trọng.

Thầy Phạm Anh Nguyên luôn được đồng nghiệp, sinh viên yêu quý và kính trọng

Bản tính thầy luôn vui vẻ, dễ gần nên thầy được nhiều sinh viên trong và ngoài ngành báo chí biết đến: “Chỉ qua buổi tư vấn kinh nghiệm thực tập tốt nghiệp, nhưng mình thấy thầy là người tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công việc, thầy có khả năng hoạt ngôn, cách diễn đạt thu hút và đặc biệt là thầy rất thương sinh viên” - bạn Nguyễn Kiên, sinh viên Báo chí K17 chia sẻ.

Sự đam mê với nghề được thể hiện ngay cả khi hết giờ giảng dạy, thầy vẫn dành thời gian nán lại giải đáp những khúc mắc cho sinh viên. Thầy luôn tận dụng thời gian, dạy cho sinh viên những kỹ năng viết báo, làm tin, dạy những kĩ năng dựng hình, quay phim qua điện thoại di động vào mỗi buổi tối, không quản trời mưa hay tối muộn….

 Có lẽ với sinh viên các lớp, đặc biệt là lớp thầy chủ nhiệm, thầy như người anh cả dìu dắt những đứa em mới vào nghề, bảo ban, răn dạy lên người, lên nghề. Đó là những gì mà thầy đang gửi gắm đến những sinh viên báo chí, mong mỏi các em sớm trưởng thành gắn bó với nghề.

Cung cấp tri thức vẫn là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy - học nhưng người thầy sẽ phải định hướng đến việc học của học trò nhiều hơn thông qua việc giúp họ tìm ra phương pháp học, tìm kiếm thông tin và chắt lọc xử lý để hình thành kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Hi vọng rằng, với lòng nhiệt huyết yêu nghề và sự sáng tạo trong cách giảng dạy, thầy giáo Phạm Anh Nguyên sẽ mãi truyền cảm hứng học tập, say mê mãnh liệt tới bao thế hệ học trò kế cận.

Vũ Sang- Báo chí K17

 


Bài viết khác