Ước mơ – sợi chỉ đỏ giúp vượt qua giới hạn của chính mình


Mỗi ngành đều có những đặc thù riêng, nhưng đều có điểm chung là giúp người học được phát triển, trải nghiệm nhiều cùng các cơ hội để hướng tới ước mơ. Trong một lần gặp gỡ với sinh viên tìm hiểu về học bổng du học tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, không thể phủ nhận sinh viên ngoại ngữ luôn năng động, tích cực học hỏi và tham gia các hoạt động ngoại khóa để thực hiện ước mơ lớn…

Phá vỡ vùng “an toàn”

Trong buổi tìm hiểu chương trình học bổng du học, khi người trợ lý đặt câu hỏi: “Các bạn đã nghe về học bổng của Fulbright hay bất cứ học bổng nào khác chưa?”, “Có bạn nào muốn đi nhận học bổng để đi du học không?”. Nhưng, dường như không có câu trả lời thuyết phục.

Đó có phải là sự tự ti, đánh giá thấp bản thân và không có đủ tự tin để bộc lộ năng lực, điểm mạnh hay mục tiêu của chính mình?. Với suy nghĩ “học bổng chỉ dành cho người giỏi”, sinh viên sẽ dễ bị lung lay và không kiên định với quyết định của mình. Suy nghĩ đó có thể đúng và có thể sai vì các học bổng cho thấy tỉ lệ cạnh tranh qua hàng năm khá cao.

Nhắc đến học bổng là nghĩ đến người có thành tích “khủng”, tham gia nhiều những hoạt động ngoại khóa, khả năng giao tiếp hay năng động. Nếu nghĩ như vậy thì chính bản thân các bản đang dập tắt đi ước mơ của mình. Những suy nghĩ ấy sẽ ảnh hưởng tới tinh thần trong học tập và đời sống, tinh thần luôn bị áp lực, lo sợ bị thất bại.

Cô Nguyễn Nguyễn Thị Ngọc Điểm – giảng viên Trường Ngoại ngữ, cựu sinh học bổng Fulbright chia sẻ: “Điểm GPA của tôi chỉ ở loại khác, chứ không phải học lực giỏi, không xuất sắc và tôi cũng không tham gia nhiều hoạt động đoàn. Ngày xưa thời còn đi học, tôi còn rất nhút nhát, ít nói nên không có một profile khủng gì cả.”

Nói thêm về điểm GPA của mình, cô Phạm Hương Ly - ứng viên của học bổng Fulbright cho rằng điểm của mình không quá cao, chỉ 3.05/4 và không tham gia nhiều những chương trình, sự kiện lớn. Khi đang là sinh viên, mình nên đầu tư vào việc học và hoạt động ngoại khoa đóng góp cho cộng đồng.

Bắt đầu từ những điều nhỏ bé

Như vậy, ước mơ chưa hẳn đã đạt được kết quả như mong đợi từ lần đầu tiên. Hãy cho bản thân mình được sai lầm, để từ những cái sai lầm, thiếu xót ấy làm nên thành công của cuộc đời mình. Ước mơ đủ lớn là ước mơ bắt đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, những khó khăn để trở thành hiện thực.

Ngày nay, truyền thông phát triển nên sinh viên có thể tham khảo, tự tìm hiểu, tự đặt câu hỏi cho mình về những định hướng, quyết tâm để chuẩn bị từ bây giờ. Tích lũy kinh nghiệm từ bây giờ và cố gắng thử sức mình, với một chút may mắn cộng với sức lực của bản thân thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được ước mơ.

Nỗi sợ bị thất bại sẽ lấy đi cơ hội thành công của mình. Chính vì thế, ta luôn phải đối mặt và vượt lên nỗi sợ thất bại để chinh phục. Ước mơ như sợi chỉ đỏ, để định hướng dẫn tới thành công. Mỗi người có một năng lực, sức mạnh, điểm riêng, không vì những cái thiếu xót nhỏ mà đánh mất hy vọng vào bản thân.

Đó là đối với sinh viên ngoại ngữ, còn với ngành mang tính đặc thù cao như Báo chí. Mỗi lần thất bại khi đi tác nghiệp như không chụp được ảnh, chưa nắm được thông tin sự kiện, quay bị mờ và bị tòa soạn từ chối tin bài thì hãy coi đó là một trải nghiệm, một bài học quý giá từ đó không ngừng học tập, cải thiện và vươn lên hướng về tương lai. Để bản thân trường thành, bạo dạn, ra qua khỏi vùng an toàn đến với môi trường mới để chinh phục ước mơ…

Một số hình ảnh 

Ngọc Hà – Báo chí K19

 


Bài viết khác