NGÀNH VIỆT NAM HỌC (Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam): Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thương mại, giao lưu quốc tế


Trong thời đại 4.0, nhân công lao động kĩ thuật trong các nhà máy có xu hướng giảm bởi sự thay thế của máy móc thông minh. Ngược lại với sự thu hẹp nhu cầu lao động ở lĩnh vực này, có sự tăng lên mạnh mẽ nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực xã hội-nhân văn phục vụ thương mại, giao lưu quốc tế. Ngành Việt Nam học (Chương trình Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam) được xây dựng để đáp ứng nhu cầu giảng viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và chuyên gia tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho du lịch và các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có quan hệ với Việt Nam.

CHUYÊN GIA TIẾNG VIỆT & VĂN HÓA VIỆT NAM: NGÀNH NGHỀ HOT

Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, xã hội đang có xu hướng gia tăng:

  • Nhu cầu muốn học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của người nước ngoài từ những nước có quan hệ giao lưu chính trị, thương mại, du lịch thường xuyên với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Mozambique, Angola…
  • Nhu cầu người gốc Việt ở nước ngoài muốn cho con em học tiếng Việt (ở những nước có đông người gốc Việt như Séc, Đức, Lào, Thái Lan, Anh, Úc, Romania, Ba Lan, Ukraine, Pháp, Trung Quốc…)
  • Nhu cầu doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài cần phiên dịch và chuyên gia tư vấn về Việt Nam (văn hóa, lịch sử, địa lý, chính trị Việt Nam)
  • Nhu cầu hướng dẫn viên du lịch và quản trị du lịch vừa am hiểu sâu sắc về Việt Nam vừa thành thạo ngoại ngữ (Anh, Trung, Lào…) để làm việc với người nước ngoài.

Ngành Việt Nam học (Chương trình Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam) của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên được thiết kế đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó của thị trường lao động: cung cấp nguồn nhân lực nắm vững đặc điểm tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như am hiểu đặc điểm văn hóa, xã hội, địa lý và lịch sử Việt Nam phục vụ truyền thông, du lịch, thương mại với người nước ngoài.

NGÀNH VIỆT NAM HỌC (CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT & VĂN HÓA VIỆT NAM) HỌC GÌ?

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ nhiều phương diện khác nhau như văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo của Việt Nam.

Thay vì đào tạo Việt Nam học theo hướng nghiên cứu như truyền thống trước đây, chương trình Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học là một hướng đào tạo ngành Việt Nam học theo hướng ứng dụng, tập trung vào ngôn ngữ tiếng Việt và văn hóa Việt Nam để đáp ứng trực tiếp nhu cầu giảng viên tiếng Việt và chuyên gia tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

 

Sinh viên theo học ngành Việt Nam học (Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam) tại Trường Đại học Khoa học được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về tiếng Việt (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng-ngữ nghĩa). Bên cạnh đó, người học còn được tìm hiểu về địa lý, lịch sử, chính trị và văn hóa Việt Nam từ nhiều góc độ như ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, văn học, nghề truyền thống, văn hóa tộc người…

Ngoài ra, người học còn được trang bị các kĩ năng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, kĩ năng hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng quay phim, chụp ảnh, PR và truyền thông.

HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC (CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM) RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Tốt nghiệp cử nhân ngành Việt Nam học (Chương trình Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam), bạn có rất nhiều cơ hội làm việc ở môi trường quốc tế tại các vị trí như:

- Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và người gốc Việt ở nước ngoài bằng nhiều hình thức như online hoặc trực tiếp tại các trung tâm ngôn ngữ và các trường cao đẳng, đại học hoặc gia sư tại nhà.

- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều phối du lịch;

- Phiên dịch viên, cộng tác viên các trung tâm dịch thuật, văn phòng công chứng;

- Nhà nghiên cứu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam;

- Nhân viên các văn phòng tư vấn, hợp tác quốc tế;

- Điều phối viên, nhân viên truyền thông, viết bài quảng cáo, bài PR sản phẩm cho các doanh nghiệp có hợp tác quốc tế với Việt Nam;

- Nhân viên văn phòng các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.

 

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO XEM TẠI: http://fjc.tnus.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/cu-nhan-viet-nam-hoc-tieng-viet-van-hoa-viet-nam/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỌC BẠ THPT NGÀNH VIỆT NAM HỌC (TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM) TẠI ĐÂY

MỘT SỐ DỰ BÁO XU HƯỚNG NHU CẦU LAO ĐỘNG LĨNH VỰC TIẾNG VIỆT

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Theo Taiwan News, so với các ngôn ngữ khác trong khu vực châu Á, tiếng Việt là ngôn ngữ có nhu cầu lớn (67%) và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới bởi thị trường Việt Nam nói riêng cũng như thị trường Đông Nam Á nói chung đang phát triển mạnh và trở nên hấp dẫn hơn với nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn về điện tử, công nghệ, khoa học máy tính ở Đài Loan muốn đầu tư sang thị trường Việt Nam và mong muốn tìm giáo viên tiếng Việt đến dạy cho nhân viên của mình.

Hơn nữa, từ năm 2019, Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ tự chọn được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Đài Loan.

(https://taiwandiary.vn/2019/03/02/nghe-hot-tai-xu-dai-day-tieng-viet-cho-nguoi-dai/)

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, trong những năm qua nhiều thí sinh ngại học những ngành ở khối xã hội vì khó xin việc và thu nhập thấp. Do đó, nhân lực của những ngành này đang thiếu trầm trọng. Ông Trần Anh Tuấn dẫn chứng: “Nhóm ngành xã hội là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP. HCM trong giai đoạn 2014 – 2015 và xu hướng đến năm 2020 – 2015. Từ đây đến năm 2025, mỗi năm nhóm ngành này tuyển 8.100 người. Mức lương không hề thua kém các ngành khác. Trong đó, Việt Nam học là ngành cần nhiều lao động nhất”.

(http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/5868.nganh-viet-nam-hoc.html )

Việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) không chỉ giúp cộng đồng ta trở thành một cộng đồng có bản sắc văn hóa riêng trong lòng xã hội sở tại, mà còn giúp duy trì mối liên kết thiêng liêng giữa cộng đồng với quê hương, đất nước.

(https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-Xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=5831)

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHOA BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HỌC

 


Bài viết khác