VĂN HỌC ỨNG DỤNG: Cung cấp nguồn nhân lực truyền thông chuyên nghiệp thời đại 4.0


VĂN HỌC ỨNG DỤNG: Cung cấp nguồn nhân lực truyền thông  chuyên nghiệp thời đại 4.0

Trong thời đại 4.0, nhu cầu nhân công lao động kĩ thuật có xu hướng giảm bớt bởi sự thay thế của máy móc thông minh. Ngược lại với sự thu hẹp nhu cầu lao động ở lĩnh vực này, có sự tăng lên mạnh mẽ nhu cầu nguồn nhân lực truyền thông chuyên nghiệp. Ngành Văn học ứng dụng được xây dựng để đáp ứng chính nhu cầu nhân lực truyền thông chuyên nghiệp đó của thị trường.

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH VĂN HỌC (ỨNG DỤNG)http://fjc.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan-van-hoc-ung-dung

VĂN HỌC ỨNG DỤNG – MỘT HƯỚNG ĐÀO TẠO MỚI

Việc chuyên nghiệp hóa nghề truyền thông, quảng cáo đang ngày càng trở nên cần thiết trong thời đại thương mại toàn cầu hóa, khi người tiêu dùng chuyển sang hình thức mua bán online thông qua truyền hình, website và mạng xã hội. Những hình thức quảng cáo dễ dãi, đơn giản đã trở thành lạc hậu. Quảng cáo, truyền thông ngày nay đòi hỏi chiều sâu văn hóa và khả năng tiếp cận trúng tâm lý đa dạng của người tiêu dùng. Bạn có muốn trở thành copywriter, nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, một nhà báo hay hướng dẫn viên du lịch có chiều sâu văn hóa, văn học và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nhạy bén? Ngành Văn học (ứng dụng) ở Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên sẽ cung cấp cho bạn nền tảng năng lực để thành công.

Trong khi có nhiều người bi quan cho rằng “Văn học đã chết”, thực tế cho thấy tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, ngành Văn học và Viết sáng tạo lại đang có xu hướng gia tăng. Thay đổi chương trình đào tạo ngành Văn học từ hàn lâm sang hướng ứng dụng trong truyền thông, sáng tác, điện ảnh vv..., cũng là định hướng phát triển ở các quốc gia này. Tiếp cận xu hướng chung của thế giới, chương trình đào tạo đại học ngành Cử nhân Văn học tại Trường Đại học Khoa học được thiết kế theo định hướng ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực truyền thông cho các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp và ngành giải trí, xuất bản, du lịch cũng như cung ứng nhân lực nghiên cứu, giảng dạy, quản lý văn hóa, văn học cho các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và cơ quan hành chính nhà nước.

HỌC VĂN HỌC ỨNG DỤNG LÀ HỌC GÌ?

Để có thể sử dụng tiếng Việt nhuần nhuyễn, có chiều sâu văn hóa phục vụ các mục đích quảng cáo, truyền thông, báo chí hoặc sáng tác nghệ thuật, ngoài các kiến thức cơ bản về văn hóa, mĩ học, truyền thông của khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, người học còn được trang bị kiến thức ngôn ngữ học về tiếng Việt, kiến thức lý luận- phê bình văn học, và kiến thức về văn học Việt Nam và thế giới.

Đặc biệt, để thích ứng với môi trường làm việc thời đại 4.0, khác với chương trình đào tao cử nhân Văn học kiểu truyền thống trước đây, người học được phát triển các kĩ năng nghề nghiệp gắn với truyền thông đại chúng, truyền thông doanh nghiệp và truyền thông xuất bản thông qua các học phần như Kĩ năng giao tiếp, Báo chí truyền thông, Ngôn ngữ báo chí, Viết quảng cáo, Biên tập thông tin du lịch,  Biên tập văn bản báo chí, Truyền thông quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Báo chí về văn học nghệ thuật, Nghiệp vụ hành chính văn phòng

Bên cạnh khối kiến thức thực tế, thực tập chiếm tỉ lệ 13% thời lượng chương trình đào tạo, tỉ lệ thực hành trong mỗi học phần cũng chiếm 30-50% tổng thời gian. Sinh viên được kết nối thường xuyên với các cơ quan, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông như: Tập đoàn EJ Group, Công ty Hoàng Long Media, Khách sạn Đông Á, Báo Thái Nguyên, vv để thực hành và nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.  Việc đào tạo gắn kết lý thuyết với thực hành sẽ giúp người học hình dung được công việc thực tế và cơ hội việc làm cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai như thuyết trình, quản lý, điều hành và làm việc nhóm…

HỌC VĂN HỌC ỨNG DỤNG – CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ

Người tốt nghiệp cử nhân ngành Văn học (chương trình Văn học ứng dụng) có khả năng làm việc tại các vị trí như:

- Nhân viên truyền thông, viết bài quảng cáo, PR cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

- Phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình;

- Nhà sáng tác, viết kịch bản, phê bình văn học-nghệ thuật;

- Cán bộ quản lý văn hóa ở các cơ quan hành chính địa phương;

- Giáo viên giảng dạy tiếng Việt và văn học Việt Nam tại các trung tâm giáo dục ngôn ngữ và ngoại ngữ, các trường phổ thông và cao đẳng, đại học.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỰU SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC ỨNG DỤNG CỦA KHOA

Cựu sinh viên Nguyễn Khuê

Các công việc đã, đang đảm trách: Cán bộ Ban Tổ chức TW Đoàn; Phó Phòng Nghiệp vụ và Kỹ năng Xã hội - Hội đồng Đội Trung ương; chuyên gia truyền thông - marketing của Hệ thống trường Phổ thông Liên cấp Edison (Edison Schools Ecopark); chuyên gia phát triển Chương trình Kỹ năng sống - Câu lạc bộ Truyền thông - Truyền hình Hệ thống Edison Schools; quản lý và phụ trách Chương trình Kỹ năng Phát triển Cảm xúc và Ngôn ngữ Giao tiếp tiếng Việt của Hệ thống Anh ngữ Trẻ em Sunkids Gold tại Hà Nội và Hưng Yên.

Nhà báo Đinh Thị Hằng Nga - Đài Truyền hình Tỉnh Quảng Ninh

Nhà báo, MC Tạ Hồng Oanh - Đài Truyền hình VTC

Nguyễn Phương Thúy - Giáo viên Trường THPT Vinschool Hà Nội

Bùi Thị Bùi Thị Chung - Phó Chủ tịch Xã Bản Mế, Huyện Simacai, Tỉnh Lào Cai

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Bích Hồng - Báo Văn nghệ Thái Nguyên

 

 


Bài viết khác